Bảo tàng Đà Nẵng - mỗi nơi là một câu chuyện về mảnh đất địa linh nhân kiệt
Bảo tàng Chăm - nơi lưu giữ cả một nền văn hoá Chăm rực rỡ, những pho tượng cổ, những linh vật thờ, những biểu trưng của một dân tộc phồn thịnh giờ chỉ còn trong quá vãng. Đây là bảo tàng duy nhất về nền văn hoá Chăm trên thế giới và giá trị của nó đã vượt ra khỏi biên giới nước Việt Nam.
Những bảo tàng khác như Bảo tàng Khu V, Bảo tàng lịch sử là những bảo tàng lưu giữ dấu ấn về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố thân yêu của những người con đất Quảng qua các thời đại, đặc biệt là những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Bảo tàng Hồ Chí Minh, là một bảo tàng được nhiều người ghé thăm nhất, người dân Đà Nẵng đã dành cho người cha kính yêu của dân tộc một khoảng xanh trong trái tim mình và trong lòng thành phố. Bảo tàng được làm theo khuôn mẫu từ ngôi nhà thật của bác ở Hà Nội với ao cá, nhà sàn, vườn cây... và những di vật của bác, tạo ra một không gian vừa thiêng liêng vừa gần gũi, ấm áp hơi thở của người.
Và để hiểu thêm về mảnh đất này, mời bạn ghé thăm Thư viện Khoa học Tổng hợp nằm ngay bên dòng sông Hàn thơ mộng. Tại đây, bạn không chỉ có thể tìm kiếm các tri thức mới của con người mà còn có thể hiểu sâu sắc hơn về mảnh đất địa linh nhân kiệt này.
Bảo tàng điêu khắc Chăm
Chính thức được xây dựng vào tháng 7 năm 1915, với sự giúp đỡ của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện tại có khoảng gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có gần .500 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà Bảo tàng (được phân chia thành các phòng trưng bày gồm: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định), một số hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1200 hiện vật hiện đang lưu giữ trong kho. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, phần lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Ấn Độ nhưng người Champa xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo những cảm quan riêng của mình. Sự khúc xạ đó đã tạo ra cho thế giới nghệ thuật của họ một vẻ đẹp rất riêng, gần gũi nhưng lại thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế, không lẫn lộn.
Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh Quân khu V)
- Điện thoại : 0511.624014 - 069.775092
- Giám đốc : Thượng tá Trần Đình Kỷ
- Điện thoại : 0903597850
Miễn phí vào cửa cho khách trong nước, 20.000đ/người cho khách nước ngoài.
* Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh Quân khu 5) gồm 2 phần:
Khu mô hình nhà sàn Hồ Chí Minh và vườn cây, ao cág
![]() |
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5
Với 4 phòng trưng bày, giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.
Đặc biệt Bảo tàng có trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm thể hiện tấm lòng son sắt, thuỷ chung của đồng bào, cán bộ và chiến sĩ khu 5 đối với Bác Hồ và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với đồng bào, chiến sĩ khu 5 như tấm ảnh Bác Hồ của bà Kiểm thôn 3 xã Kỳ Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam, ảnh này bà đã dấu trong ống tre từ năm 1965 đến năm 1975 bà mang ra cho Ủy ban xã làm lễ ra mắt với nhân dân.
Bảo tàng Khu V
- Điện thoại : (84.511) 624014 - 069.775092
- Giám đốc : Thượng tá Trần Đình Kỷ
- Điện thoại : 0903597850
* Thời gian mở cửa đón khách tham quan : 7 ngày/tuần
- Sáng : từ 7h30’ đến 11h
- Chiều : Từ 13h30’ đến 16h
Bảo tàng Khu 5 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 7/01/1982 với diện tích trưng bày 8.819m2. Năm 1995, Bảo tàng Khu 5 được Nhà nước xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia hạng hai. Bảo tàng gồm 2 phần:
* Khu trưng bày ngoài trời rộng 5.451 m2:
* 12 phòng trưng bày bên trong rộng 3.368m2:
Trưng bày hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự rađời, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang khu 5 trong 56 năm qua (1945-2001). Đặc biệt có nhiều hình ảnh, hiện vật quý hiếm được trưng bày thể hiện sự sáng tạo, độc đáo, hiệu quả của sức mạnh chiến tranh nhân dân địa phương ở Khu 5 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như:
- Bộ khoá chốt chì của anh hùng liệt sĩ Đặng Tiến Lợi, anh dùng để đánh mìn vào khu rada của Mỹ ngụy ở bán đảo Sơn Trà vào ngày 15/8/1972. Anh phải mất 03 tháng chuẩn bị cho trận đánh này, vừa tìm mục tiêu vừa tác chiến trong hoàn cảnh bí mật, anh phải ăn gạo rang và ngủ trong hang đá, 6 lần vượt 108km đường biển, anh cùng 4 đồng đội đã tập kích tất cả 10 lần vào khu rada của địch gây nhiều thiệt hại cho địch. Lần thiệt hại thứ 10 vào ngày 12/12/1972 anh đã anh dũng hy sinh. Khóa chốt chì hiện tại được trưng bày tại Bảo Tàng Khu 5, là vật còn lại duy nhất của anh sau trận đánh anh hy sinh.
- Đôi dép của chị Phan Thị Mùa - Nữ biệt động thành phố Đà Nẵng. Chị Phan Thị Mùa sinh năm 1955 là nữ biệt động thành phố Đà Nẵng, năm 1972 chị được tổ chức giao nhiệm vụ đánh vào kho xăng của Mỹ ở ngã ba đường Trưng Nữ Vương - Núi Thành, Đà Nẵng. Chị xin vào làm công nhân ở kho xăng. Mỗi ngày đi làm chị dấu một ít thuốc nổ dưới đế dép lê bí mật chuyển vào kho xăng (quãng đường từ 3 đến 4km) trong suốt 4 tháng từ 4/1972 đến 8/1972 chị đã chuyển được 4 kg thuốc nổ. Và vào lúc 19h buổi tối trung tuần tháng 8/1972 cả thành phố Đà Nẵng rung chuyển bởi tiếng nổ lớn, đó là chiến công của nữ biệt động thành Phan Thị Mùa, với 4 kg thuốc nổ chị đã phá kho xăng của địch, phá hủy hàng triệu lít xăng, gây thiệt hại nặng cho kho xăng của Mỹ, ngụy ở thành phố Đà Nẵng. Với chiến công này, chị được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng II năm 1975.
- Chiếc mủng hai đáy của ông bà Hồ Lễ Phương ở phường Hòa Cường Đà Nẵng, do chính tự tay ông bà đan, mặt trên và trong của mủng giống như bao chiếc mủng khác, nhưng thực ra phía ngoài có thêm một đáy thứ 2, rất khó phát hiện. Ông bà đã dùng chiếc mủng này để chuyển tài liệu bí mật cho con trai là đồng chí Hồ Lễ Ân, cán bộ cách mạng hoạt động ở thành phố từ 1965 đến 1970, tuyệt đối an toàn, địch không phát hiện được. Năm 1977 ông bà đã tặng chiếc mủng này cho Bảo Tàng Khu 5.
* Một số hiện vật tại Bảo tàng Khu V
Bảo tàng Đà Nẵng
Bảo tàng Đà Nẵng được thành lập từ năm 1989, là bảo tàng tổng hợp khảo cứu địa phương, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày hiện vật.
Hiện nay, Bảo tàng Đà Nẵng lưu giữ hơn 13.000 tài liệu, hiện vật, gồm các chất liệu và các bộ sưu tập: vải, giấy, gỗ, đồng, sắt, gốm, sứ...thuộc các loại hình như hiện vật khảo cổ học; hiện vật, tài liệu lịch sử cách mạng (từ khi Đảng ra đời và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ); hiện vật dân tộc học (của các dân tộc miền núi Quảng Nam - Đà Nẵng)...
Bảo tàng có 4 phòng trưng bày:
+ Phòng trưng bày lịch sử cách mạng:
Bảo tàng Đà Nẵng hiện ở tại 78 Lê Duẩn - Đà Nẵng
Điện thoại: 05113.822343
Mở cửa tham quan: các ngày trong tuần (trừ thứ 2)
Giờ mở cửa: Sáng từ 7h30 - 11h
Chiều từ 14h - 17h
Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng
- Điện thoại : (84.511)3828208 / 827533 / 821295
* Chức năng, nhiệm vụ:
- Chọn lọc, thu thập, bổ sung và tàng trữ các loại hình tài liệu, các xuất bản phẩm trong và ngoài nước về các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội.
- Tổ chức vốn tài liệu thư viện, các loại hoạt động thông tin thư mục và thông tin khoa học, tổ chức các phương thức phục vụ các nhóm đối tượng người đọc, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển thành phố.
- Quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện quận, huyện của thành phố. Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện các ngành trong thành phố khi có yêu cầu.
* Vốn tài liệu:
- 120.000 bản sách thuộc nhiều ngành khoa học, ngôn ngữ (Việt, ANh, Pháp, Nga...) được chia thành 3 loại:
+ Tài liệu tra cứu: các loại sách tra cứu, tham khảo, các loại từ điển tổng hợp, chuyên ngành, các loại tài liệu thông tin thư mục...
+ Tài liệu địa chí: các tài liệu nói về đất nước, con người của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
+ Tài liệu hạn chế: các tài liệu xuất bản ở miền Nam trước năm 1975.
- 180 loại báo và tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Các loại hình tài liệu khác: tranh, ảnh, nhạc, bản đồ, đĩa, băng từ, CD-ROM...
* Các phòng phục vụ:
- Phòng đọc tổng hợp: 100 chỗ ngồi.
- Phòng đọc báo, tạp chí: 60 chỗ ngồi.
- Phòng đọc tài liệu tra cứu - địa chí - hạn chế.
- Phòng đọc sách báo tiếng Pháp, tiếng Anh.
- Phòng mượn sách về nhà.
- Ngoài ra, thư viện còn có một khuôn viên khá rộng với nhiều cây xanh và ghế đá, phục vụ bạn đọc thích đọc sách ngoài trời.
* Hình thức phục vụ:
- Đọc tài chỗ.
- Mượn về nhà.
- Biên soạn và phổ biến các loại hình thư mục, thông tin các tài liệu cần thiết theo chuyên đề. Nhận thực hiện các loại thư mục theo yêu cầu.
- Trưng bày, triển lãm sách báo theo chuyên đề.
- Tổ chức câu lạc bộ bạn đọc, nói chuyện giới thiệu sách, thời sự, chuyên đề...
- Sao chụp tài liệu theo yêu cầu.
* Giờ mở cửa:
- Chiều: từ 13h30 đến 16h30.
- Nghỉ phục vụ vào chiều Thứ Năm và ngày Chủ nhật hàng tuần.