Cụm di tích tháp Dương Long (xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình định) được xem là một trong những di tích tháp Champa đẹp nhất còn lại trong số ít những di tích tháp Champa ở miền Trung Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bình Định nói riêng. Ba ngôi tháp Dương Long được bố cục thẳng hàng cách đều nhau theo hướng Bắc - Nam tại vị trí trên ngọn đồi cao 27m so với mặt biển và được xây dựng trên phần nền móng được xử lý gia cố rất kỹ. Trên nền móng đó, các ngôi tháp được xây dựng vươn thẳng lên cao với độ vững chắc bởi kết cấu theo kiểu to ở phần chân đế và giật cấp nhỏ dần ở các tầng trên. Cuộc khai quật Dương Long năm 2006 và 2007 đã đóng góp thêm nhiều tư liệu có giá trị và khái niệm "phong cách Tháp Mẫm" không thể hàm chứa hết những thành tựu rực rỡ của kiến trúc Champa giai đoạn thế kỷ XI-XIV. Điêu khắc đá tại tháp Dương Long vừa có tính mạnh mẽ nhưng vẫn có cái duyên dáng cần có, không quá đơn giản mà cũng không bị sa đà vào những chi tiết rườm rà. Nó đã " tiêu hoá " tốt để thoát ra khỏi sức nặng của sự gò ép được "bao vây bởi các chi tiết rậm rịt" như điêu khắc ở Tháp Mẫm. Có thể nói điêu khắc đá Dương Long dường như cũng là sự pha trộn nằm giữa hai yếu tố tạm gọi là truyền thống (cổ điển Champa ?) và phong cách mới mạnh mẽ và nặng nề của Tháp Mẫm.
| Văn hóa - nghệ thuậtDành cho du kháchDoanh nghiệp hàng đầu
Hiển thị bài đăng 1 - 6trong tổng số 6.
Xem nội dung khác »
|
Khai quật tháp Dương Long (Bình Định)
đăng 16:53, 13 thg 8, 2010 bởi Đỗ Thế Hiền
Cụm di tích tháp Dương Long (xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình định) được xem là một trong những di tích tháp Champa đẹp nhất còn lại trong số ít những di tích tháp Champa ở miền Trung Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bình Định nói riêng. Ba ngôi tháp Dương Long được bố cục thẳng hàng cách đều nhau theo hướng Bắc - Nam tại vị trí trên ngọn đồi cao 27m so với mặt biển và được xây dựng trên phần nền móng được xử lý gia cố rất kỹ. Trên nền móng đó, các ngôi tháp được xây dựng vươn thẳng lên cao với độ vững chắc bởi kết cấu theo kiểu to ở phần chân đế và giật cấp nhỏ dần ở các tầng trên. Cuộc khai quật Dương Long năm 2006 và 2007 đã đóng góp thêm nhiều tư liệu có giá trị và khái niệm "phong cách Tháp Mẫm" không thể hàm chứa hết những thành tựu rực rỡ của kiến trúc Champa giai đoạn thế kỷ XI-XIV. Điêu khắc đá tại tháp Dương Long vừa có tính mạnh mẽ nhưng vẫn có cái duyên dáng cần có, không quá đơn giản mà cũng không bị sa đà vào những chi tiết rườm rà. Nó đã " tiêu hoá " tốt để thoát ra khỏi sức nặng của sự gò ép được "bao vây bởi các chi tiết rậm rịt" như điêu khắc ở Tháp Mẫm. Có thể nói điêu khắc đá Dương Long dường như cũng là sự pha trộn nằm giữa hai yếu tố tạm gọi là truyền thống (cổ điển Champa ?) và phong cách mới mạnh mẽ và nặng nề của Tháp Mẫm.
|