Ngài Hervé Bolot- Đại sứ nước CH Pháp tại Việt Nam
"...Về phía Pháp, chúng tôi có những điểm mạnh như chính sách bảo tồn văn hoá và bảo tồn di sản rất mạnh. Hai nước chúng ta cùng chia sẻ một khoảng thời gian thuộc địa và có với nhau những di sản chung chính vì vậy chúng tôi rất chú trọng bảo tồn các di sản đó. Bảo tàng nơi chúng ta đang đứng đây được xây dựng từ năm 1919, nó là một minh chứng lịch sử cho mong muốn bảo tồn các di sản chung của Pháp và Việt Nam đã có từ đầu thế kỉ 20. Ngoài ra chúng tôi cũng có một loạt cơ quan có thể tham gia làm đối tác hỗ trợ về chuyên môn, lịch sử và khoa học cho dự án như: Bảo tàng quốc gia về các nền văn hoá châu Á, trường Viễn Đông Bác Cô của Pháp, Bảo tàng Con người… Chúng tôi cũng nghĩ rằng: tại sao cha ông chúng ta đã bắt tay với nhau để gìn giữ những giá trị văn hoá di sản mà ngày nay chúng ta lại không bắt tay với nhau để bảo tồn các giá trị văn đó? Tôi mong các bảo tàng trở thành không gian sư phạm, không gian phổ biến kiến thức về những giá trị lịch sử, nghệ thuật cho các thế hệ hôm nay. Và còn một điểm nữa, chúng tôi thấy rằng giới trẻ hiện nay ở cả Việt Nam và Pháp đều quá say sưa với một nền văn hoá điện tử, chính vì vậy chúng tôi mong muốn thế hệ trẻ khi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật này họ sẽ có một sự rung cảm trước nghệ thuật mà cha ông để lại và họ sẽ lại truyền cho các thế hệ sau nữa.
Tôi rất vui mừng hạnh phúc khi được cắt băng khánh thành hai phòng trưng bày này và chúng tôi sẽ tham gia khánh thành vào những chuỗi bảo tàng đã tham gia vào dự án. Tôi mong rằng sẽ còn nhiều bảo tàng nữa được thụ hưởng những lợi ích từ dự án này.
Bảo tàng Chăm là một trong những bảo tàng điêu khắc lớn của Việt Nam. Trước đây, khi khai quật, ta cũng đã thấy những hiện vật này rất mỏng manh và cần được bảo quản trong điều kiện tốt. Năm 2004 tại Pháp chúng tôi có cuộc triển lãm lớn về nghệ thuật điêu khắc châu Á và Chăm Pa, chúng tôi đã chọn những bộ sưu tập có ở Pháp và Việt Nam tham gia cuộc triển lãm này và đã nhận được sự ngưỡng mộ rất lớn từ những người tham quan hôm đó. Chúng tôi cũng rất tự hào chính vì thế chúng tôi muốn gìn giữ và phát huy những thứ đó. Các bạn ở VN có những tài sản văn hoá vô cùng đặc sắc, không thể tìm thấy ở đâu trên thế giới ví dụ như những hiện vật điêu khắc tại bảo tàng này. Chúng tôi muốn nâng cao ý thức của người dân về việc tôn trọng sâu sắc hơn những giá trị văn hoá mà lịch sử đã để lại. Và hãy tin tôi đi, 200.000 du khách Pháp đến Việt Nam mỗi năm không thể không dừng lại ở Mỹ Sơn, ở Đà Nẵng để chiêm ngưỡng những tuyệt tác này."
- Bài : Vietnamnet - Ảnh: PCH- BTĐKC (04/06/2009 | Văn hóa - nghệ thuậtDành cho du kháchDoanh nghiệp hàng đầu
Hiển thị bài đăng 1 - 6trong tổng số 6.
Xem nội dung khác »
|
Các bạn có những tài sản văn hoá không thể tìm thấy ở đâu trên thế giới
đăng 16:36, 13 thg 8, 2010 bởi Đỗ Thế HiềnNgài Hervé Bolot- Đại sứ nước CH Pháp tại Việt Nam
"...Về phía Pháp, chúng tôi có những điểm mạnh như chính sách bảo tồn văn hoá và bảo tồn di sản rất mạnh. Hai nước chúng ta cùng chia sẻ một khoảng thời gian thuộc địa và có với nhau những di sản chung chính vì vậy chúng tôi rất chú trọng bảo tồn các di sản đó. Bảo tàng nơi chúng ta đang đứng đây được xây dựng từ năm 1919, nó là một minh chứng lịch sử cho mong muốn bảo tồn các di sản chung của Pháp và Việt Nam đã có từ đầu thế kỉ 20. Ngoài ra chúng tôi cũng có một loạt cơ quan có thể tham gia làm đối tác hỗ trợ về chuyên môn, lịch sử và khoa học cho dự án như: Bảo tàng quốc gia về các nền văn hoá châu Á, trường Viễn Đông Bác Cô của Pháp, Bảo tàng Con người… Chúng tôi cũng nghĩ rằng: tại sao cha ông chúng ta đã bắt tay với nhau để gìn giữ những giá trị văn hoá di sản mà ngày nay chúng ta lại không bắt tay với nhau để bảo tồn các giá trị văn đó? Tôi mong các bảo tàng trở thành không gian sư phạm, không gian phổ biến kiến thức về những giá trị lịch sử, nghệ thuật cho các thế hệ hôm nay. Và còn một điểm nữa, chúng tôi thấy rằng giới trẻ hiện nay ở cả Việt Nam và Pháp đều quá say sưa với một nền văn hoá điện tử, chính vì vậy chúng tôi mong muốn thế hệ trẻ khi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật này họ sẽ có một sự rung cảm trước nghệ thuật mà cha ông để lại và họ sẽ lại truyền cho các thế hệ sau nữa.
Tôi rất vui mừng hạnh phúc khi được cắt băng khánh thành hai phòng trưng bày này và chúng tôi sẽ tham gia khánh thành vào những chuỗi bảo tàng đã tham gia vào dự án. Tôi mong rằng sẽ còn nhiều bảo tàng nữa được thụ hưởng những lợi ích từ dự án này.
Bảo tàng Chăm là một trong những bảo tàng điêu khắc lớn của Việt Nam. Trước đây, khi khai quật, ta cũng đã thấy những hiện vật này rất mỏng manh và cần được bảo quản trong điều kiện tốt. Năm 2004 tại Pháp chúng tôi có cuộc triển lãm lớn về nghệ thuật điêu khắc châu Á và Chăm Pa, chúng tôi đã chọn những bộ sưu tập có ở Pháp và Việt Nam tham gia cuộc triển lãm này và đã nhận được sự ngưỡng mộ rất lớn từ những người tham quan hôm đó. Chúng tôi cũng rất tự hào chính vì thế chúng tôi muốn gìn giữ và phát huy những thứ đó. Các bạn ở VN có những tài sản văn hoá vô cùng đặc sắc, không thể tìm thấy ở đâu trên thế giới ví dụ như những hiện vật điêu khắc tại bảo tàng này. Chúng tôi muốn nâng cao ý thức của người dân về việc tôn trọng sâu sắc hơn những giá trị văn hoá mà lịch sử đã để lại. Và hãy tin tôi đi, 200.000 du khách Pháp đến Việt Nam mỗi năm không thể không dừng lại ở Mỹ Sơn, ở Đà Nẵng để chiêm ngưỡng những tuyệt tác này."
- Bài : Vietnamnet - Ảnh: PCH- BTĐKC (04/06/2009 |