Một người yêu hoa đi vào rừng, bắt gặp dưới tán lá xanh thẫm của rừng già những nhành phong lan, sắc hoa toát lên vẻ đẹp trầm mặc pha lẫn chút kiêu sa. Người yêu hoa mang về trang viên của mình, tuy không có nơi nào có khung cảnh như chốn rừng thâm u nhưng cũng tìm được một góc vườn đặt được những nhành lan ưng ý. Lan chiều người vẫn nở hoa, khoe sắc; bạn bè thập phương ghé chơi không ai không tấm tắc, trầm trồ. Có người khuyên chủ nhân nên đặt thêm bên gốc cây một bàn trà cho thêm phần tao nhã; có người bảo nên bày thêm hoa hồng, hoa cúc cho cảnh quan thêm đa phần rực rỡ; lại có người khuyên nên thêm đèn chiếu ban đêm để kéo dài thời gian thưởng ngoạn cho khách phương xa... Hình ảnh này cũng có phần tương tự như câu chuyện của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Cái hấp dẫn của bảo tàng độc đáo này chính là vẻ tĩnh lặng thanh thoát; những phù điêu, những tượng thần như yên nghỉ nhưng vẫn sống động trong nhịp thở ngàn năm của đá. Có người nghĩ nên tận dụng sự hấp dẫn hiện có của bảo tàng để đưa vào đây những dịch vụ du lịch khác nhằm kéo chân du khách. Thật ra, cần phải gìn giữ, bảo quản cảnh quan và hiện vật của bảo tàng; cần những hình thức hỗ trợ thông tin để du khách cảm nhận thêm vẻ đẹp và những thông điệp trong chiều sâu của các kiệt tác nghệ thuật Chămpa; cần những trưng bày, hội thảo chuyên đề để tăng tính giáo dục của bảo tàng đối với công chúng; cần những phương tiện, điều kiện để tăng cảm giác thư giãn, thoải mái của du khách khi thưởng ngoạn các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, trong không gian chật hẹp của Bảo tàng Điêu khắc Chăm hiện nay không nên đưa thêm vào những loại hình dịch vụ du lịch không cần thiết, có thể làm hỏng đi cái độc đáo, hấp dẫn hiện có của bảo tàng này. Nên chăng là nghĩ ra những bảo tàng mới hoặc những không gian mới cho các loại hình hoạt động khác nếu muốn kéo dài thời gian của du khách khi đến Đà Nẵng và hãy để cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm phát huy đúng các chức năng của một bảo tàng hơn là một cơ sở tổng hợp nhiều dịch vụ du lịch. Khẩu hiệu của du lịch nước ta là “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn”; cái đẹp, cái hấp dẫn du khách của Việt Nam hiện nay chính là nét tiềm ẩn của những điều chưa nói. Nguyên Mai (Nguồn: Báo Đà Nẵng, số 3356 ngày 3/7/2008 ) | Văn hóa - nghệ thuậtDành cho du kháchDoanh nghiệp hàng đầu
Hiển thị bài đăng 1 - 6trong tổng số 6.
Xem nội dung khác »
|
Đà Nẵng > Du lịch Đà Nẵng > Các điểm tham quan > Văn hóa, nghệ thuật > Bảo tàng Chăm > Nghiên cứu - Trao đổi >
Bảo tàng và du lịch
đăng 16:13, 13 thg 8, 2010 bởi Đỗ Thế HiềnMột người yêu hoa đi vào rừng, bắt gặp dưới tán lá xanh thẫm của rừng già những nhành phong lan, sắc hoa toát lên vẻ đẹp trầm mặc pha lẫn chút kiêu sa. Người yêu hoa mang về trang viên của mình, tuy không có nơi nào có khung cảnh như chốn rừng thâm u nhưng cũng tìm được một góc vườn đặt được những nhành lan ưng ý. Lan chiều người vẫn nở hoa, khoe sắc; bạn bè thập phương ghé chơi không ai không tấm tắc, trầm trồ. Có người khuyên chủ nhân nên đặt thêm bên gốc cây một bàn trà cho thêm phần tao nhã; có người bảo nên bày thêm hoa hồng, hoa cúc cho cảnh quan thêm đa phần rực rỡ; lại có người khuyên nên thêm đèn chiếu ban đêm để kéo dài thời gian thưởng ngoạn cho khách phương xa... Hình ảnh này cũng có phần tương tự như câu chuyện của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Cái hấp dẫn của bảo tàng độc đáo này chính là vẻ tĩnh lặng thanh thoát; những phù điêu, những tượng thần như yên nghỉ nhưng vẫn sống động trong nhịp thở ngàn năm của đá. Có người nghĩ nên tận dụng sự hấp dẫn hiện có của bảo tàng để đưa vào đây những dịch vụ du lịch khác nhằm kéo chân du khách. Thật ra, cần phải gìn giữ, bảo quản cảnh quan và hiện vật của bảo tàng; cần những hình thức hỗ trợ thông tin để du khách cảm nhận thêm vẻ đẹp và những thông điệp trong chiều sâu của các kiệt tác nghệ thuật Chămpa; cần những trưng bày, hội thảo chuyên đề để tăng tính giáo dục của bảo tàng đối với công chúng; cần những phương tiện, điều kiện để tăng cảm giác thư giãn, thoải mái của du khách khi thưởng ngoạn các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, trong không gian chật hẹp của Bảo tàng Điêu khắc Chăm hiện nay không nên đưa thêm vào những loại hình dịch vụ du lịch không cần thiết, có thể làm hỏng đi cái độc đáo, hấp dẫn hiện có của bảo tàng này. Nên chăng là nghĩ ra những bảo tàng mới hoặc những không gian mới cho các loại hình hoạt động khác nếu muốn kéo dài thời gian của du khách khi đến Đà Nẵng và hãy để cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm phát huy đúng các chức năng của một bảo tàng hơn là một cơ sở tổng hợp nhiều dịch vụ du lịch. Khẩu hiệu của du lịch nước ta là “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn”; cái đẹp, cái hấp dẫn du khách của Việt Nam hiện nay chính là nét tiềm ẩn của những điều chưa nói. Nguyên Mai (Nguồn: Báo Đà Nẵng, số 3356 ngày 3/7/2008 ) |