![]() Tất
cả những cây cầu đều là huyết mạch của giao thông. Nhưng không dừng lại
ở đó, những nhịp cầu còn dựng lên một đô thị trẻ Đà Nẵng văn minh, hiện
đại nhất miền Trung. Tôi gọi đó là những cây cầu khai sáng, để cho sự
nghèo đói, cho cuộc sống lam lũ ra đi; để mài dũa cho bao vùng đất
hoang sơ trở thành viên ngọc quý…
1. Cầu sông Hàn, cầu của ý Đảng lòng dân: Những lúc gặp gỡ cùng con cháu, mẹ tôi thường kể lại những năm tháng chiến tranh. Câu chuyện thường kể là những “ hủ gạo nuôi quân” rồi “ tấm áo chiến sỹ”. Hủ gạo tiết kiện bây giờ vẫn còn được duy trì ở xã Hòa Thọ ( huyện Hòa Vang) để giúp người nghèo. Cũng với sự tiết kiệm ấy, sức của ấy người dân, thành phố Đà Nẵng đã làm được chiếc cầu bắt qua sông Hàn để hôm nay thành biểu tượng của thành phố. Một chiếc cầu thể hiện ý Đảng lòng dân đã và đang vực dậy một vùng đất nghèo khó của phía bờ đông rộng lớn từ Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn. Cả Đà Nẵng mở toang cánh cửa ra đại dương và để cho đôi bờ Hàn giang phố xá nghênh ngang. 2. Cầu Cẩm Lệ, cầu của nghĩa tình: Chiến tranh đã đi qua hơn 2 thập kỹ, người dân đôi bờ sông Cẩm Lệ chứng kiến cảnh chiếc cầu già nua, gãy đổ vì bom đạn chiến tranh. Những chiếc xe kéo tay cùng người nông dân ra đồng với nhọc nhằn cách trở. Nước trên sông lúc lớn, lúc ròng nhưng mãi sao lòng người cứ phải rộng ra?! Ồ không! Trong tích tắc chiếc cầu mới hiện ra, chút nghĩa tình thành phố dành tặng để hàn gắn vết thương chiến tranh cho vùng đất này. 3. Cầu Phò Nam, cầu nông thôn mới: Nơi thâm sơn cùng cốc, mưa thượng nguồn, biến đá cũng mòn, biến suối thành sông. Lòng người Hòa Bắc trung kiên theo Đảng chỉ biết sống với hạt lúa, nương ngô. Bao năm muốn xuôi về thành phố, muốn cho con trẻ học hành nhưng “thân cò” cám cảnh lội sông. Làn gió mới, nông thôn mới ở thành phố bỗng chốc bùng lên từ chiếc cầu treo hiện đại có tên gọi Phò Nam. Chiếc cầu đưa ô tô đến thôn xóm cuối cùng của thành phố và người dân nơi này đã phải bật lên tiếng gọi: cây cầu xóa đói, giảm nghèo. 4. Cầu Tuyên Sơn, cầu hội nhập Quốc tế: Những nhà Hòa bình đã nói rằng: cả trái đất là mái nhà chung, nhưng nhiều nơi sự thân thiện chỉ có thể tìm đến nơi cảng biển hay cửa bầu trời. Nhưng thành phố ta có cầu Tuyên Sơn ngẫn mặt mà đón bạn bè quốc tế bốn bể, năm châu. Cây cầu hiện đại với công năng siêu trọng, siêu trường đang ngày đêm đưa tiễn hàng trăm lượt xe hàng container tỏa ra khắp mọi miền đất nước và vươn ra các quốc gia bầu bạn của cộng đồng Asean. Nếu như kẻ thù của dân tộc chọn Đà Nẵng làm nơi đổ quân cho các cuộc chinh phạt phi nghĩa thì ngay những năm đầu của thế kỹ 21, người dân Đà Nẵng chủ động mở cánh cửa hòa bình với chiếc cầu Tuyên Sơn nối đến các quốc gia, các nền di sản văn hóa thế giới như đất nước Chùa Tháp, Angkor, xứ Phật, đất Phù Tang… 5. Cầu Thuận Phước, cầu thưởng ngoạn giang sơn: Thế núi, thế sông và mênh mông biển cả đã làm cho Đà Nẵng có sức hấp
dẫn lạ thường. Sự trở mình và đổi thay từng ngày của bao xứ đất, dòng
sông cứ ngời ngời trên sắc mặt người dân. Ai đã từng đứng trên Vọng
Giang Đài ( Hải Vân), trên đỉnh Bà Nà mà nhìn về sông Cẩm Lệ, sông Hàn,
Vũng Thùng để hút vào tầm mắt vẻ đẹp của giang sơn. Nay không nhất
thiết phải chọn điểm cao xa tít mà đến với cầu Thuận Phước. Chiếc cầu
như sắc cầu vồng sẽ đưa đưa bao bước chân đi qua vùng đất Phú Lộc - Đa
Phước - Thọ Quang chắc chắn sẽ ngộ ra một sự sắp đặt của quá khứ dành
cho thành phố Đà Nẵng non trẻ với cụm từ PHƯỚC- LỘC - THỌ. Giang sơn
đang ở dưới vòm cầu. |
Đà Nẵng > Du lịch Đà Nẵng > Các điểm tham quan > Điểm tham quan khác > Những cây cầu độc đáo bắt qua Sông Hàn ở Đà Nẵng >