Soạn tin: Cần mua (bán) …vé...ngày 30/4, ...vé... ngày (20/5, 27/5, 3/6, 24/6). Nhận vé tại… Gửi đến: 0943.821177 Bạn sẽ có vé xem pháo hoa trước hoặc ngay khi đến Đà Nẵng!
Đội ngũ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Big C:
Bộ phận quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Big C có sứ mệnh quan trọng nhất chính là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng thông qua bốn mục tiêu:
Đảm bảo tất cả sản phẩm được bày bán tại Big C phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Kiểm soát chặt chẽ các nhà máy sản xuất với sự hỗ trợ của đối tác là công ty hàng đầu trong việc kiểm tra, thẩm định, kiểm nghiệm, và chứng nhận.
Áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm vào các quy trình hoạt động.
Tố chức các khóa huấn luyện cho nhân viên Big C.
Quy trình
1Hạ tầng – Cơ sở
► Thiết kế cửa hàng thông thoáng, hiện đại.
► Khu vực thực phẩm tươi sống được bảo quản trong các hệ thống giữ lạnh đặc biệt, điều chỉnh ở nhiệt độ phù hợp.
► Trang thiết bị sản xuất chuyên dụng nhập khẩu từ Pháp và được bảo trì định kỳ.
2Đào tạo
► Định kỳ khám sức khỏe nhân viên => đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để sản xuất thực phẩm
► Chương trình đào tạo đa dạng phù hợp các cấp độ nhân viên khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về VSATTP
3 Quy Trình
► Quy trình vệ sinh-diệt khuẩn được thiết lập và áp dụng tại tất cả các khâu trong khu vực chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo môi trường sản xuất hiện đại và an toàn.
► Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi chế biến thực phẩm, vệ sinh-diệt khuẩn thiết bị.
► Tuân thủ quy trình bảo quản thực phẩm, quy trình kiểm tra chất lượng đầu vào, quy trình sử dụng hóa chất an toàn.
4 Sản phẩm
► Big C luôn đặt ra các yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhiều loại mặt hàng khác nhau.
► Thực phẩm tươi sống: nhà cung cấp phải đạt các yêu cầu về chất lượng, đóng gói, bảo quản, vận chuyển.
► Hàng công nghiệp: tất cả các sản phẩm đều phải có hồ sơ công bố chất lượng, các yêu cầu về nhãn mác và điều kiện bảo quản, vận chuyển.
► Hàng hóa-mỹ phẩm: mỗi sản phẩm đều phải có hồ sơ công bố chất lượng (chỉ tiêu chất lượng, an toàn…), đáp ứng các yêu cầu về nhãn mác.
5 Thẩm định – Thẩm tra
► Định kỳ gởi sản phẩm đến các phòng thí nghiệm độc lập nhằm kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm so với các tiêu chuẩn công bố.
► Đánh giá thường xuyên các môi trường sản xuất thực phẩm như nguồn nước, không khí, các bề mặt tiếp xúc thực phẩm…
Chuyên mục Vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân
Ngộ độc thực phẩm là các triệu chứng phát sinh do ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn gây ra bởi các yếu tố sau.
Vi khuẩn, virus và các loại nấm mốc.
Hóa chất hoặc các kim loại có độc tính cao như chì, thủy ngân…tồn tại trong thực phẩm.
Các loại rau củ hay nấm độc.
Các nguyên nhân bao gồm:
Thực phẩm được chế biến quá lâu trước khi sử dụng và được lưu trữ trong vùng nhiệt độ nguy hiểm.
Thực phẩm được làm mát quá chậm trước khi trữ đông.
Thực phẩm chế biến sẵn không được hâm nóng ở nhiệt độ đủ cao trong thời gian đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn có bên trong thực phẩm trước khi sử dụng.
Sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm vi khuẩn.
Chế biến chưa đủ chín.
Gia cầm đông lạnh không được rã đông đúng cách.
Thực phẩm chín bị lây nhiễm từ thực phẩm tươi sống do lỗi của người chế biến.
Thực phẩm nóng được giữ nóng ở nhiệt độ dưới 63°C.
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ người chế biến.
Sử dụng thực phẩm hết hạn sử dụng
Triệu chứng
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm:
Đau bụng, co thắt dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa và sốt cao. Trưòng hợp nặng có thể hôn mê và dẫn đến tử vong.
Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 36 giờ sau khi ăn.
Biện pháp ngăn ngừa:
Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân
Kiểm soát thời gian và nhiệt độ lưu trữ thức ăn.
Ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.
Lây nhiểm thực phẩm
Hình thức lây nhiễm
Nhiễm bẩn vi sinh:
Thường xảy ra bên trong các nhà máy chế biến do tình trạng kém hiểu biết, do khu vực làm việc trang bị không đầy đủ hoặc thiết kế không phù hợp.
Nhiễm bẩn vật lý:
Nhiễm bẩn do những vật thể nguy hiểm lẫn vào trong thực phẩm. Đó có thể là mảnh thủy tinh hoặc đinh ốc và có thể nguy hiểm cho người sử dụng.
Nhiễm bẩn hóa học:
Nhiễm bẩn do hóa chất diệt côn trùng, dư lượng của hóa chất tẩy rửa…
Nguồn lây nhiễm
Lây nhiễm có nguồn gốc từ con người:
Vi khuẩn thâm nhập vào thực phẩm thông qua con người
- Bàn tay, đặc biệt là móng tay có chứa rất nhiều vi khuẩn.
- Khi ho, hắt hơi, chúng ta đã đưa một số lượng lớn vi khuẩn có hại vào không khí.
- Vi khuẩn có trong hệ thống tiêu hóa con người, sau khi sử dụng toilette mà không rửa tay đúng cách cũng là một nguồn lây nhiễm vào thực phẩm. Nên nhớ, giấy vệ sinh cũng không an toàn về mặt vệ sinh.
Lây nhiễm có nguồn gốc từ côn trùng như ruồi, gián:
Là các loại côn trùng thường tiếp xúc với phân xúc vật hay các loại rác thải.
Lây nhiễm gián tiếp:
Là hình thức lây nhiễm thông qua các phương tiện và dụng cụ chế biến như bồn chứa, dao, thớt, quần áo…
Lây nhiễm vật lý:
Xảy ra trong quá trình xử lý hay chế biến thực phẩm với các dụng cụ và vật liệu được dùng để đóng gói sản phẩm.
Lây nhiễm hóa học:
Từ các hóa chất diệt côn trùng, các hóa chất xử lý thực phẩm với liều lượng quá mức cho phép. Bên cạnh đó, sử dụng bao bì không đảm bảo cũng như bảo quản không đúng cách cũng là những nguồn gốc của sự lây nhiễm.
4 Nguyên tắc chung vệ sinh an toàn thực phẩm
Big C xin giới thiêu 4 nguyên tắc đơn giản nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn VSATTP trong gia đình:
Sạch sẽ: Các vi khuẩn gây bệnh có mặt khắp nơi trong nhà bếp gia đình bạn cũng như trên đôi bàn tay của bạn. Chùi rửa thường xuyên sẽ giúp bảo vệ bạn tốt hơn chống lại sự tấn công của những loại vi khuẩn này.
Rửa sạch tay với nước và xà bông trước và sau khi chế biến thực phẩm,
Rửa sạch sẽ với dung dịch tẩy rửa các dụng cụ làm bếp sau khi sử dụng và ngay trước lần sử dụng tiếp theo,
Sử dụng các loại khăn giấy dày và thấm ướt để lau thường xuyên trên bề mặt các diện tích làm bếp,
Rửa thật sạch rau quả tươi dưới vòi nước lạnh trước khi sử dụng.
Đối với các loại quả có vỏ dày, chà rửa bề mặt vỏ dưới vòi nước với bàn chải mềm để loại bỏ các hoá chất bám trên đó.
Phân loại: các vi khuẩn bám trên các loại thực phẩm có thể truyền sang cho nhau nếu không được phân loại cẩn thận. Bảo quản các loại thực phẩm tươi sống cần phải tách rời với các loại thực phẩm đã được nấu chín.
Không sử dụng chung dao, kéo để cắt các loại thịt cá sống với các loại thực phẩm được tiêu thụ trực tiếp.
Không sắp xếp các loại thực phẩm sống như thịt, hải sản, trứng chung với các loại thực phẩm khác.
Tuyệt đối không sử dụng lại đĩa vừa được dùng đựng các loại thực phẩm sống để chứa các loại thức ăn chín.
Bảo quản: các vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trường nhiệt độ từ 4°C đến 60°C. Việc bảo quản lạnh ở một nhiệt độ thích hợp giúp làm chậm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh này.
Điều chỉnh tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp dưới 4°C.
Bảo quản các loại thịt cá tươi sống trong tủ lạnh hoặc tủ đá ngay sau khi đưa từ cửa hàng về nhà.
Để rã đông các loại thực phẩm đông lạnh, có thể để vào bảo quản ở ngăn lạnh bên dưới hoặc để dưới vòi nước lạnh hoặc để vào lò vi-ba điều chỉnh ở chế độ rã đông đem rồi chế biến trực tiếp ngay sau đó.
Chế biến: Chế biến sơ sài hoặc điều chỉnh nhiệt độ không đủ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn bám trong thực phẩm tiếp tục tồn tại.
Chế biến chín các loại thịt cá tươi sống ở nhiệt độ phù hợp. Kiểm tra thật kỷ để đảm bảo độ chín theo yêu cầu về an toàn thực phẩm.